18 thg 11, 2012

Chọn Rượu Vang Pháp Chất Lượng Qua Nhãn Để Làm Quà Tết


Tiếng Pháp gọi nhãn rượu là “Etiquette”, như thế trên một chai rượu vang thường có hai chiếc nhãn: một chiếc nhãn rượu chính ở phía trước và một chiếc nhãn rượu phụ “Contre-étiquette” thường dán ở phía sau chai rượu.
Tuy nhiên, trước đó thì rượu vang chưa có nhãn giống như ngày nay, nó được in ấn rất thô sơ và thậm chí còn không có cả năm sản xuất rượu nữa. Khái niệm “millésime " (năm sản xuất) là hoàn toàn mới xuất hiện gần đây. Vào khoảng đầu thế kỷ XIX xuất hiện kiểu nhãn rượu vang có trang trí và nó nhanh chóng trở thành trào lưu được tất cả áp dụng. Mục đích của nhãn rượu là để cung cấp các thông tin chính xác cho mục đích thương mại nhưng bên cạnh đó thì một chiếc nhãn đẹp cũng sẽ thu hút được khách hàng nhiều hơn.
Trên nhãn rượu có những thông tin thuộc loại bắt buộc và những thông tin khác tùy theo người sản xuất. Tất cả các nhãn rượu vang lưu hành trên thị trường đều được Phòng chống hàng giả của Pháp kiểm soát chặt chẽ. Ta cũng cần biết rằng ở châu Âu người ta xếp rượu vang thành 2 chủng loại:
 Les vins de table (Vang bàn )
 Les vins de Qualité Produits dans des Régions Déterminées (VQPRD) (Vang chất lượng cao theo tên vùng xác định)
Trong khi đó nước Pháp chia thành 4 chủng loại khác nhau từ thấp đến cao (hay nói một cách khác là trong mỗi chủng loại châu Âu còn có hai chủng loại nhỏ nữa) :
 Les vins de table (Vang bàn )
 Les vins de pays
 Les Vins d’Appellation d’Origine -Vins Délimités de Qualité Supérieure (AO-VDQS) (Các loại vang chất lượng cao có nguồn gốc xuất xứ ) .
 Les Vins d’Appellation d’Origine Contrôlée (AOC) (Các loại vang chất lượng cao có nguồn gốc xuất xứ đã được kiểm định ).
Loại thứ nhất : « Vin de table » là loại rượu vang trên nhãn không có xác nhận rượu được làm ra từ một vùng đất nhất định với một loại nho Cépage xác định, cũng không có « cépages » nào bị cấm dùng trong khi làm rượu cả, đồng thời cũng không có « Millésime ». 
Chú thích :

1 : Hình minh họa
2 : Thương hiệu 
3 : Thông tin thêm không có giá trị pháp lý 
4 : Loại rượu « Vin de table » (thông tin bắt buộc)
5 : Lượng cồn trong rượu (thông tin bắt buộc)
6: Lượng rượu đóng chai (thông tin bắt buộc)
7: Thông tin đầy đủ về nhà chế tạo (thông tin bắt buộc)




Loại thứ hai: « Vin de pays » là một loại « Vin de table » mà trên nhãn rượu có ghi rõ vùng làm rượu. Loại rượu vang này có thể có “Millésime” nhưng nó phải tuân thủ theo rất nhiều điều kiện khắt khe. “Vin du pays” có nhiều gu rượu khác nhau, chia thành các loại: «des appellations régionales, des appellations départementales, des appellations locales». (Xuất xứ Vùng , Xuất xứ theo Tỉnh , Xuất xứ theo khu vực ).
Chú thích :
1 : Millésime 
2 : Hình minh họa
 
3 : Thông tin về loại nho « cépages » duy nhất dùng làm rượu
 
4 : Loại rượu « Vin de pays » và vùng làm rượu (thông tin bắt buộc)
5 : Lượng cồn trong rượu (thông tin bắt buộc)
 
6: Thông tin đầy đủ về nhà chế tạo (thông tin bắt buộc)
7: Lượng rượu đóng chai (thông tin bắt buộc)
 


Loại thứ ba: «Vins d’Appellation d’Origine -Vins Délimités de Qualité Supérieure (AO-VDQS) » được xếp hạng từ năm 1949 bởi INAO ( Institut National des Appellations d’Origine - Cục kiểm định quốc gia ), nó cho phép tiếp nhận các loại rượu vang có chất lượng cao mà không nhất thiết phải nằm trong hạng A.O.C. Để có thể đứng vào hàng AO-VDQS thì rượu vang làm ra phải tuân theo các quy định về vùng làm rượu, loại nho; phương pháp trồng nho, phương pháp làm rượu, sản lượng tính trên hectare, độ lên men tối thiểu của rượu. Cuối cùng là phải được nếm thử. 
Chú thích:
1: Hình minh họa
2: Millésime
3: Vùng trồng nho
4: Thông tin về VDQS (thông tin bắt buộc)
5: Tem bảo hiểm cùng số kiểm soát (thông tin bắt buộc)
6: Thông tin đầy đủ về nhà chế tạo (thông tin bắt buộc)
7: Lượng cồn trong rượu (thông tin bắt buộc)
8: Thông tin bắt buộc phải có để dùng cho xuất khẩu
9: Lượng rượu đóng chai (thông tin bắt buộc)

Loại thứ tư: « Vins d’Appellation d’Origine Contrôlée (AOC) » tiêu chuẩn cao nhất của rượu vang Pháp này được xác lập vào năm 1935 và đến năm 1947 thì INAO chính thức kiểm soát A.O.C. Bắt buộc phải tuân thủ theo các điều kiện vô cùng khắt khe và sau đó còn bị kiểm tra một lần nữa trước khi đưa ra bán trên thị trường. Các loại rượu vang A.O.C thật sự là đỉnh cao của nghệ thuật làm rượu của nước Pháp. 

Trên nhãn rượu bạn cần lưu ý phân biệt các thông tin sau đây: A.O.C, Milésime, Premier Cru, Réserve, Cuvée, Grand Vin… Tất cả các loại rượu A.O.C đều có chữ “d’Appellation Contrôlée” trừ loại nhãn của rượu Champagne.
Trên đây là các thông tin mà bạn có thể thấy trên chiếc nhãn rượu chính ở phía trước, còn chiếc nhãn phụ ở phía sau lại thường là nơi nhà sản xuất cung cấp thêm thông tin cho bạn cùng những lời khuyên bổ ích khi thưởng thức rượu. Một dạng quảng cáo tế nhị mà thú vị.
Còn một dấu hiệu nữa để bạn có thể phân biệt nhanh chóng loại rượu vang đó là nhìn vào chiếc tem tròn dán ở trên đỉnh nút chai, tiếng Pháp gọi là “Capsule-congé”. Nó chính là một loại tem thuế quan dùng trong kiểm soát vận chuyển rượu. Với các loại “Vin de table” thì tem mầu xanh da trời, với các loại A.O.C thì là mầu xanh lá cây, còn các loại rượu vang nước ngoài thì có mầu đen. 
Để có thể biết chính xác là minh đã mua loại rượu vang tốt thì bạn có thể kiểm tra chữ dập chìm trên nút chai, thông thường nó có tên của “Propriété”( Chủ sản xuất) và năm sản xuất - Millésime. 
Như đã nói, bằng cách nhìn màu của tem trên nút chai rượu có thể nhanh chóng phân biệt đẳng cấp của rượu vang Pháp.
Capsule-congé của Vin A.O.C có màu xanh lá cây như thế này. Ảnh chụp nút chai "Vin blanc" Riesling của vùng Alsace và chai Vin Jaune của Jura. 
Đây là chai Porto, không phải rượu vang nhưng chiếc tem mầu đen này được dùng cho tất cả các loại rượu ngoại nhập vào Pháp.


Nút chai li-e có in hình lâu đài và tên của nó.

Nhãn rượu sẽ cho biết những thông tin quan trọng về thành phần trong chai rượu và rượu sẽ có vị như thế nào. Mỗi một thành phần đóng một vai trò cụ thể.

Ngày Hái nho Ngày hái nho sẽ cho biết năm mà nho được thu họach. Để nhãn rượu có thể được ghi ngày hái nho, 95% số nho được dùng trong việc chế biến rượu phải cùng được thu hoạch trong năm đó. (Một số năm cho ra loại nho có chất lượng tốt hơn những năm khác, chủ yếu là do thời tiết). Rượu mà không có ghi ngày hái nho được gọi là rượu không được đề ngày tháng hoặc rượu được sản xuất từ loại nho được thu hoạch từ nhiều năm khác nhau.


Thứ hạng của rượu Cho biết loại nho được dùng chủ yếu trong việc chế biến rượu. Theo luật, ít nhất 75% của giống nho đó phải được sử dụng và cần thiết phải có tên gọi.
Tên xuất xứ Tên gọi cho biết vùng, bang hoặc quận nơi mà phần lớn nho được trồng.
Độ cồn Độ cồn trong rượu luôn được tính bằng dung tích.
Nhãn hiệu Nhãn hiệu là tên được đặt cho một dòng rượu cụ thể. Nhãn rượu không cần thiết phải là tên của nhà máy rượu chịu trách nhiệm đối với việc chế biếnn. Có rất nhiều nhà máy rượu cho ra đời một số dòng rượu.
Thùng rượu được chọn Là cấp bậc được sử dụng theo quyền của nhà sản xuất rượu. Tuy thông tin này không được coi là bắt buộc nhưng nó được dùng để phân biệt việc đóng chai đặc biệt.


Đối với Champagne và vang sủi tăm


Một số loại Champage và vang nổ được sản xuất từ ba loại nho nhưng có một số chỉ có một hoặc hai: 
Blanc de Blance – có nghĩa là “White of white” và nó chỉ làm từ một loại nho duy nhất. Đó là Chardonnay cho ra loại rượu nhẹ. Dùng với hải sản. 
Blanc de Blance

Blanc de Noir – có nghĩa là “White of black” và là một loại Champage trắng làm từ hoặc là Pinot Noir hoặc cả Pinot Noir và Pinot Meunier.(hai giống nho đỏ). Nó ngon hơn Blance de Blance. Loại này có thể dùng với các loại thức ăn.

Rose : có thể sản xuất từ một hoặc cả 3 loại, nhưng phải có một phần nho đỏ. Đặc trưng của loại này là ngon, có cấu trúc chắc chắn và được dùng trong bữa tiệc. 

Áp dụng một quy trình đặc biệt gọi là phương thức truyền thống hay phương thức Champagne. Chỉ khi rượu vang sủi tăm đạt được 2 điều kiện nói trên thì mới đuợc gọi là rượu Champagne.


Champagne bao gồm loại Champagne có niên hiệu (chỉ được làm khi năm đó được mùa nho và có thể ủ lâu hơn so với Champagne không niên hiệu), Champagne không niên hiệu và Champagne hồng.Ngoài ra vang sủi tăm được sản xuất ở nhiều nước trên thế giới như: Mỹ, Canada, Tây Ban Nha, Ý …


Champagne và vang sủi tăm được xếp loại theo thứ tự sau đây Extra Brut or Brut 

Naterale – Bonedry: là loại rượu khô nhất ( Hay là rượu có hàm lượng đường nhỏ hơn 4g/lít. Nói cách khác nó thực hiện hết quá trình lên men tự nhiên làm cho hàm lượng đường trong nho chuyển hết sang cồn ). Người ta còn gọi nó là rượu nguyên chất.

Brut – Dry: đây là loại rượu không đường tiêu biểu của vùng Champagne.

Sec – still: rất khô nhưng hơi có một chút ngọt.

Demi – sec: theo định nghĩa là loại rượu nửa khô, nửa ngọt hay có nghĩa là loại rượu mà ½ hàm lượng đường đã được chuyển hóa thành cồn.

Doux: là loại rượu ngọt nhất của vùng Champagne - hơn 5% hàm lượng đường, được dùng để tráng miệng sau bữa ăn và là loại rất quý hiếm.
Hy vọng với những gì mình sưu tầm có thể góp phần cho bạn lựa chọn được loại rượu chất lượng để làm quà tết hay là dùng cho các bữa tiệc tại gia đình.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét